Bí Quyết Chữa Bệnh Ráy Thủy Sinh Bị Rữa

Bệnh rữa, thối nhũn thân lá là một bệnh phổ biến thường xuyên hay gặp ở cây ráy và cũng là một trong những cơn ác mộng của anh em chơi thuỷ sinh vì bệnh lây lan cực nhanh và có thể huỷ diệt hồ thuỷ sinh của bạn chỉ trong vài ngày nếu không biết cách phòng bệnh và chữa trị. Hãy cùng Thủy Sinh Tím tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng thối rữa thân, lá ở cây ráy thủy sinh nhé!

1. Nguyên nhân gây bệnh ráy thủy sinh bị rữa

Bệnh ráy thủy sinh bị rữa gây ra bởi vi khuẩn họ nhà Erwinia, tên đầy đủ là Pectobacterium Erwinia Carotovorum. Bệnh này thường xuyên gặp kể cả ở môi trường trên cạn hay thuỷ sinh, là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở ngành nông nghiệp cây trồng.

Khi vi khuẩn này xâm nhập được vào thân cây, nó tiết ra một loại enzyme tên là Pectolytic khiến cho các tế bào cây bị thủy phân và thối rữa. Do đó, các vị trí khi bị vi khuẩn tấn công thường sẽ rữa nhũn ra rất nhanh, sờ tay vào vị trí rữa nhũn sẽ thấy những lớp nhờn bám xung quanh có màu trắng đục hoặc nâu đen, ngửi sẽ thấy mùi rất đặc trưng của cây bị thối rữa.

cách chữa bệnh ráy thủy sinh bị rữa - 2

Ở trên cạn, vi khuẩn Erwinia lây lan nhờ bám ký sinh vào những loài côn trùng, động vật để tìm kiếm vật chủ gây bệnh, nhưng ở môi trường thuỷ sinh, chúng lây lan cực nhanh trong môi trường nước mà không cần đến các động vật ký sinh. Chính vì vậy, sự huỷ diệt của loài vi khuẩn này ở trong bể thuỷ sinh là cực kỳ nghiêm trọng.

cách chữa bệnh ráy thủy sinh bị rữa - 3

Bản thân ở các môi trường nước bình thường cũng có những con vi khuẩn Erwinia nhưng chúng ở thể "ngủ đông" hoặc bào xác, một số ít thì hoạt động nhưng ở thể suy yếu, khó gây ra bệnh khi cây khoẻ mạnh vì lượng enzyme tiết ra không đủ phá vỡ cấu trúc thân cây. Nhưng khi thời tiết thay đổi, môi trường thay đổi hoặc cây đang trong quá trình chuyển lá cạn sang lá nước thì sức đề kháng của cây giảm đi, đặc biệt những vị trí chúng ta cắt gọt thân cây để trang trí bị tổn thương hay những lá cạn hư xấu bị rữa rụng trong môi trường nước sẽ là những điều kiện tuyệt vời cho chủng vi khuẩn này bùng phát. Khi bệnh đã bùng phát thì lượng vi khuẩn sẽ được nhân lên theo cấp số nhân cực nhanh, chính vì vậy trong thời gian đầu chúng ta chỉ thấy vài ngọn cây bị thối rữa nhưng vài ngày sau chúng lan ra cả hồ một cách nhanh chóng, với điều kiện bể nước tù, dòng yếu, chúng còn lan ra nhanh hơn nữa.

cách chữa bệnh ráy thủy sinh bị rữa - 4

Đặc biệt loài vi khuẩn này có món thức ăn khoái khẩu đó là các dòng thân cây mềm như ráy, ở các cây thuỷ sinh thân cứng khác chúng khó tấn công hơn, ví dụ như Bucepphrandra. Độ nguy hiểm của vi khuẩn này ở môi trường thuỷ sinh là đặc biệt nghiêm trọng, nhưng diệt chúng thì lại không quá khó.

2. Cách phòng tránh và chữa trị bệnh ráy thủy sinh bị rữa

Vi khuẩn Erwinia bị suy yếu và chết khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài (chính vì vậy chúng ta thấy bệnh này ít xuất hiện hơn ở những bể thuỷ sinh ngoài trời). Chúng cũng dễ dàng bị tiêu diệt khi tiếp xúc trực tiếp với các chất sát khuẩn, tia UV. Chính vì vậy khi cây trước khi setup chúng ta rửa qua cây bằng chất sát khuẩn cũng hạn chế được một phần bệnh này.

Nhưng ở trong bể thuỷ sinh, không đơn giản là chỉ dùng chất sát khuẩn mà có thể chữa triệt để được bệnh này, khi vi khuẩn đã thấm sâu vào thân cây và tạo những lớp nhờn bao bọc vị trí tấn công, thuốc sát khuẩn không đủ để diệt chúng hoàn toàn khi chúng đã ngấm sâu vào thân cây. Chính vì vậy đôi khi bể chúng ta mới bị nhẹ thì dùng các chất sát khuẩn có thể chữa được nhưng khi bể đã bị nặng, các chất sát khuẩn không còn đủ hiệu quả để chữa hoàn toàn bệnh này nữa, và việc sử dụng các chất sát khuẩn cũng gây những nguy cơ làm chết cá tép trong hồ nếu chúng ta dùng lượng lớn các chất này.

Đối với những hồ đã bị nặng, thuốc T-Doctor Plus lại tỏ ra ưu thế mạnh khi kiềm chế và chữa trị căn bệnh thối rữa trên cây ráy. Thuốc T-Doctor Plus không sử dụng các chất sát khuẩn thông thường mà dùng những dược liệu khác để đưa thuốc thấm sâu vào thân cây, giúp cây cách ly, làm suy yếu vi khuẩn và từ từ diệt chúng. Chỉ sau những ngày đầu tiên dùng thuốc, các bạn sẽ thấy bể đỡ bệnh hơn hẳn.

cách chữa bệnh ráy thủy sinh bị rữa - 6

Một chế độ điều trị thuốc T-Doctor đều đặn trong 1 đến 2 tuần, kết hợp với thay nước và dùng thêm các dung dịch sát khuẩn khác như Nano bạc, Anti - Bio, Knock ... sẽ giúp bể của bạn tiêu diệt triệt để căn bệnh thối rữa nhũn này. Việc sử dụng T-Doctor để chữa cho cây rất an toàn cho mọi sinh vật trong bể, nhưng khi kết hợp thêm các chất sát khuẩn khác, chúng ta sẽ phải để ý hơn về độ an toàn cho cá tép trong bể vì đại đa số các chất sát khuẩn đều ảnh hưởng đến cá tép (trừ T-Doctor là duy nhất ngoại lệ).

cách chữa bệnh ráy thủy sinh bị rữa - 7

Cách chữa bệnh ráy thủy sinh bị rữa - 9

Những dấu hiệu của việc tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Erwinia khỏi bể đó là sự phục hồi của những thân cây bị tổn thương, chúng sẽ sớm lành, tạo ra những vết sẹo nâu đen nhám nhám trên thân, và sớm mọc lại những mầm ngọn mới ngay sau vị trí bị tổn thương do bệnh.

cách chữa bệnh ráy thủy sinh bị rữa - 8

Căn bệnh rất nguy hiểm nhưng không quá khó để phòng và chữa. Quan trọng nhất của việc chữa bệnh cho cây, đó là sự kiên trì, dùng đúng thuốc, đủ liều và đủ thời gian, bể của bạn sẽ sớm phục hồi, và đừng quên việc phòng bệnh hàng tuần vì vi khuẩn này nó vẫn luôn tồn tại xung quanh chúng ta và chỉ chờ cơ hội để bùng phát.

>>> Mua ngay Dung dịch thủy sinh T-Doctor để phòng tránh và khắc phục bệnh ráy thủy sinh bị rữa!

Thủy Sinh Tím

Fanpage: https://www.facebook.com/ThuySinhTim

Lazada: lazada.vn/shop/thuy-sinh-tim

Shopee: shopee.vn/thuysinhtim

Website: www.thuysinhtim.vn

Hệ thống cửa hàng:

📍 123 Đại La, Hai Bà Trưng, HN
   0708888102
📍 Cuối ngõ 26 phố Nghĩa Đô, Cầu Giấy, HN
   0865313256
📍 373 Nguyễn Thái Bình, P.12, Q. Tân Bình, Tp. HCM
   0785111988

📍 26/43 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đa Kao, Q. 1, Tp. HCM
   0945551088

Viết bình luận
zalo