Cá Sặc Cẩm Thạch - SHORT

(Đang cập nhật...)
Cá Cảnh - Tép Cảnh
Nhập Khẩu
Bảo hành: Đang cập nhật
Liên hệ
55.000₫


Cá Sặc Cẩm Thạch (Short Body)

cá Sặc Cẩm Thạch Short 1

1. Giới thiệu chung về cá Sặc Cẩm Thạch (short)

Tên gọi: Cá Sặc Cẩm Thạch hay còn gọi là cá sặc bướm, cá sặc ba chấm hay cá sặc mã giáp.

Tên khoa học:  Trichopodus trichopterus

Kích thước: chiều dài khoảng 4 – 6cm, thân có dạng hình oval

Điều kiện nước: pH khoảng 6.5 – 7, nhiệt độ từ 25 – 30°C

Thức ăn: ăn tạp nói chung, các loại cám, trùn chỉ, artermia...

Độ khó: dễ nuôi, thích hợp người mới nuôi cá cảnh

Tập tính: khi trưởng thành mặc dù có bề ngoài rất dịu dàng nhưng thực ra tính cạnh tranh của chúng rất cao, thích bắt nạt cá nhỏ. Cá chịu được ngưỡng Oxy thấp nhờ có cơ quan hô hấp phụ, chúng thường lên thở khí trên mặt nước

Cá Sặc Cẩm Thạch là cá cảnh, chúng có nét đẹp rất riêng, vô cùng đáng yêu. Loài cá này có khả năng thích ứng với môi trường sống cao. Giá cả của chúng cũng không quá đắt.  Đây là loài cá cảnh nhiệt đới ăn tạp, dễ nuôi. Chúng được nuôi phổ biến trong hầu hết các bể cá thủy sinh.

Bao gồm những điểm xanh lam hay lục, xiên và hẹp làm cho cá có vẻ như có vạch. Phần trước bụng cá màu xanh dương, vây lưng và vây hậu môn dài. Phần vây đuôi dạng quạt, vây bụng có dạng sợi và kéo dài. Tất cả các vây trừ vây ngực thì viền đỏ, xen những chấm đỏ như máu

2. Cách chăm sóc cá Sặc Cẩm Thạch (short)

Đặc điểm sinh sản cá Sặc Cẩm Thạch 

Là một trong những loài cá cảnh đẹp nhất trong họ cá Sặc. Lại thêm tính cách hiền hoà, nhờ đó mà chúng được rất nhiều người yêu thích và săn lùng. Những bạn chơi cá muốn tự gây giống cá cảnh nhà mình rất quan tâm tới việc nuôi cá Sặc Cẩm Thạch sinh sản và tìm cách ép cá Sặc Cẩm Thạch.

Loài cá này có thể sinh sản sau 5 tháng tuổi và thường đẻ vào mùa mưa. Cá đực làm tổ bằng bọt khí và thực vật trên bề mặt nước. Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực ấp và giữ trứng. Sau khi cá cái đẻ xong thường bị cá đực rượt cắn nên cần phải vớt cá cái ra riêng.

Cá cái mỗi lần đẻ khoảng 800 – 1500 trứng. Cá đực sẽ có trách nhiệm chăm sóc trứng. Vì cá cái có sở thích “ngốn” cá bột nên mọi người cần đặc biệt chú ý nhé. Điều này có nghĩa là cá bột rất dễ bị ăn bởi cá mẹ. Chính vì thế cần tách cá cái đúng thời điểm. Tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Chọn cá Sặc Cẩm Thạch sinh sản

Cá Sặc Cẩm Thạch sinh sản có màu sắc vô cùng tươi tắm, tích cách cũng khá ôn hoà. Hơn nữa cũng rất đáng yêu, năng lực thích nghi tốt.  Tốt nhất nên chọn cá Sặc Cẩm Thạch sinh sản có độ dài từ 10cm trở lên, từ 12 – 20 tháng tuổi.

Vì năng lực sinh sản của cá mạnh nhất trong khoảng này. Đồng thời, cá đực phải to hơn cá cái. Hơn nữa phần bụng của cá cái bắt buộc phải có dấu hiệu “phồng” to rõ ràng. Nếu không rất khó đảm bảo quá trình sinh sản thành công. Cho dù bạn có thực hiện đủ cách ép cá Sặc Cẩm Thạch sinh sản.

Biểu hiện của cá Sặc Cẩm Thạch sinh sản

Các bạn nuôi cá Sặc Cẩm Thạch sinh sản cần chú ý, biểu hiện cho thấy cá đực đến kì sinh sản gồm: màu sắc cơ thể sẽ sáng rỡ hơn. Sặc Cẩm Thạch xanh sẽ càng đậm hơn, đầu vây lưng và vây bụng dài nhọn hơn.

Còn với cá cái, màu sắc cơ thể chúng sẽ nhạt hơn. Phần bụng sẽ tròn hơn, lúc này, cần chuẩn bị một bể sinh cho cá với kích thước từ 60x40x40 cm trở lên. Thả cá đực và cá cái có các biểu hiện trên ở cùng nhau, chờ sinh sản.

Môi trường sống của cá Sặc Cẩm Thạch sinh sản

Nhiệt độ nước tốt nhất trong giai đoạn sinh sản từ 26 – 28°C. Chất lượng nước phải ở mức trung tính. Không cần thiết phải và sục khí trong giai đoạn này. Điều quan trọng nhất là giữ cho môi trường yên tĩnh, không được sử dụng thiết bị lọc.

Để tạo điều kiện cá Sặc Cẩm Thạch sinh sản, bể sinh sản nên dùng nước ở bể ban đầu. Trong thời gian này, không cho ăn thức ăn của cá để tránh làm chất lượng nước bị ô nhiễm và cá bị ảnh hưởng.

Sau khi lựa chọn được cá bố mẹ, bắt đầu tìm cach ép cá Sặc Cẩm Thạch sinh vào bể. Tạo không gian và điều kiện thích hợp để cá đực và cá cái bắt đầu giao phối.

Cách ép cá Sặc Cẩm Thạch sinh sản

Sử dụng cách ép cá Sặc Cẩm Thạch sinh sản bằng cách đưa cá bố mẹ đã được lựa chọn cẩn thận. Đưa chúng vào bể sinh sản theo tỷ lệ cá cái: đực = 1: 1.  Cách ép cá Sặc Cẩm Thạch sinh  sản này Sau một thời gian sống, các hoạt động chuẩn bị cho sinh sản cũng được bắt đầu. Cá đực sẽ có hành vi làm tổ.

Nên thả một miệng bọt xốp có kích thước lớn hơn cá đực trên mặt nước để cá làm ổ. Cá đực sẽ bơi lên mặt nước để nuốt không khí và phun bọt khí. Sau các cách ép cá Sặc Cẩm Thạch sinh sản này sẽ giúp cá đực sẽ xây tổ trong vòng ba ngày và đuổi theo con cái để đẻ trứng.

Vì cá Sặc Cẩm Thạch có thói quen nhả bọt xây ổ trước khi đẻ trứng, do đó tốt nhất trong cách ép cá Sặc Cẩm Thạch sinh sản nên đặt một chút rêu cá đẻ trôi nổi trên mặt nước.

Cũng có thể đặt một tấm bọt xốp để giúp chúng xây ổ dễ dàng hơn. Ổ của chúng sẽ có kích thước khá lớn và lỏng, nhão, ổ lỏng, nhão là do trong ổ không có cành cây hoặc lá vụn

Con đực sẽ dùng miệng đưa trứng đã được thụ tinh vào miếng bọt xốp. Sau khi cá cái đã đẻ xong, nên vớt cá cái ra khỏi bể. Cá đực sẽ chăm sóc trứng cá. Đợi cá con nở ra vao 2 ngày sau đó, hãy vớt nốt cá đực ra, hoàn tất quá trình sinh sản.

Chăm sóc cá Sặc Cẩm Thạch sinh sản

Sau khi vớt cá Sặc Cẩm Thạch sinh sản ra khỏi bể, vẫn cần quan sát sự thay đổi của trứng. Nếu phát hiện trứng chưa được thụ tinh màu trắng, chúng sẽ mọc một chiếc đuôi. Hãy dùng ống hút hoặc những dụng cụ khác hút trứng đó ra ngoài để tránh làm hỏng những trứng đã được thụ tinh khác.

Vì Sặc Cẩm Thạch bột chỉ có kích thước khoảng 0,4 cm, nên trong tuần đầu tiên hãy cho chúng ăn Trùng lông và lòng đỏ trứng. Tuần thứ hai cho ăn Trùng lông, bột tôm ngâm nước mặn (Artemia), Rận nước. Nếu số lượng cá con quá nhiều, có thể tách chúng ra các bể nuôi riêng.

Chăm sóc cá bột cá Sặc Cẩm Thạch 

Khi cá Sặc Cẩm Thạch con nở, phần bụng lòng đỏ trứng sẽ biến mất. Ban đầu chúng sẽ có hình dạng bụng to đầu nhỏ, đợi chúng trưởng thành dần dần, đến lúc trở về hình dạng đầu to thân nhỏ thì bắt đầu cho ăn. Có thể nuôi dưỡng trong nước xanh. Nước có các loại tảo, giàu Vitamin, Carotene, Protein và chất béo. Mỗi tuần ít nhất dùng nước ao, hồ 2 lần.

Chủ nuôi nên chú ý, tốt nhất không nên thay nước trong 20 ngày đầu tiên khi cá mới nở. Khi cá non thích nghi dần, có thể thay nước 2 ngày/lần với lượng nước ít hơn 1/6 bể.

Lưu ý: Các sản phẩm Cá/Tép/Ốc cảnh shop xin phép không bán trên Website, quý khách vui lòng liên hệ Fanpage hoặc gọi hotline 0865313256 để mua hàng. Xin cảm ơn!

>>> Tham khảo thêm các loại Cá/Tép/Ốc cảnh đẹp của Thủy Sinh Tím hoặc xem tất cả phụ kiện thủy sinh tại đây!

 

Thủy Sinh Tím

Fanpage: www.facebook.com/ThuySinhTim

Lazada: www.lazada.vn/shop/thuy-sinh-tim

Shopee HN: shopee.vn/thuysinhtim

Shopee HCM: shopee.vn/thuysinhtimhcm

TikTok: www.tiktok.com/@thuysinhtimhn

Website: www.thuysinhtim.vn

zalo